Chú thích Thư_Ngọc_Hầu

  1. Cù lao Giêng (hay Diên, Riêng, Den, Ven. Người Khmer gọi "Koh-Teng") gồm 3 xã là Tấn Mỹ, Mỹ Hiệp và Bình Phước Xuân. Cù lao Giêng nằm trên sông Tiền, cách thành phố Long Xuyên khoảng 17 km, cách huyện lỵ Chợ Mới khoảng 10 km.
  2. Người trong Nguyễn tộc chỉ cho biết ông thầy này khoảng ngoài 40 tuổi, không rõ họ tên, hiện nay mộ ông được chôn cất cận kề khu mộ tượng trưng của ba ông.
  3. Xem chi tiết trong bài Chiến trận Tham Lương năm Nhân Dần (1782) của Phù Lang Trương Bá Phát, Tập san Sử địa số 26, Sài Gòn, 1974.
  4. Do ông Thư thường trú nơi quê vợ. Hiện sắc phong của ông Thư đang được dòng họ bên vợ gìn giữ tại xã Mỹ Xương, Cao Lãnh, Đồng Tháp.
  5. Không chỉ có bến đò Phủ Thờ mà có thêm chợ Phủ Thờ. Hiện nay (năm 2008) con cháu thuộc Nguyễn tộc ở vào đời thứ 7, thứ 8. Họ cư ngụ kề nhau đông đúc gần phủ thờ Nguyễn Tộc...
  6. Khu mộ chôn các hình nhân tượng trưng: nằm giữa (Thư Ngọc Hầu) được đắp hình cá lý ngư, bên phải (Nguyễn Văn Kinh) được đắp hình con qui (kim qui), bên trái (Nguyễn Văn Diện) đắp hình cá mực (mặc ngư). Khu mộ không bi ký, thần chủ, nhưng thể hiện được một ẩn ngữ tinh tế: "mặc lý qui" tức về nơi yên tĩnh!
  7. Vỡ tuồng này xuất hiện đầu thế kỷ 19, dưới thời Tả quân Lê Văn Duyệt.
  8. Lịch sử An Giang, Nhà xuất bản. Tổng hợp An Giang, 1988, tr. 33.